Đã là cần thủ ai chẳng mơ tới con con cá khủng trong đời đi câu của mình, to – thật to – to nhất – to hơn nữa,…? Đây là giấc mơ của tất cả các cần thủ không chỉ ở VN ta mà các cần thủ trên hành tinh này cũng vậy. Tất cả mọi cố gắng của cần thủ đều tập trung vào điều đó nhưng cái đích mà ta muốn đạt được thường có vẻ rất xa và giấc mơ bắt cá khủng chỉ là niềm mơ ước bởi yêu cầu ngày càng cao của chính các cần thủ và điều kiện tự nhiên để câu được cá khủng ở VN ta cũng dần dần kém đi…
Nhiều người cho rằng cần thủ phải có linh cảm tốt hay còn gọi là giác quan thứ 6, nói nôm na ngắn gọn là họ “sát cá”. Tất nhiên tiếp theo đó là mồi phải hấp dẫn, đồ câu phải chuẩn để vụ tốt cho việc giật đóng và giòng cá…v.v…Quan điểm cá nhân tôi ta muốn gọi theo cách nào đi nữa thì những linh cảm hay giác quan đó chỉ có thể có được qua kinh nghiệm và khả năng phân tích dựa trên kinh nghiệm đã được tích lũy và khi ấy cần thủ có thể ra quyết định đúng đắn cho buổi câu. Lý thuyết là thế nhưng kể cả những người được cho là có kinh nghiệm nhất có những buổi đi câu mà không được giật là chuyện thường tình. Nên trong nghề câu tôi thường hỏi vui anh em là: Chân lý luôn đúng 100% trong lĩnh vực câu là gì? Không mấy người trả lời được câu này…
Chọn điểm câu cá
Một bước cực kỳ quan trọng để buổi câu thành công. Trong bài viết này ta sẽ chỉ tập trung vào việc chọn điểm câu ở những con nước lớn như hồ rộng, các đập chứa nước tự nhiên hay nhân tạo và điều quan trọng là đối với cần thủ vẫn còn mới lạ…Đến những điểm câu này, thông tin khai thác từ những cần thủ địa phương hay những người dân bản xứ sống gần đó đôi khi tiết kiệm cho ta khá nhiều thời gian, nhưng bạn cũng cần phân tích trong trường hợp này – không phải là các điều kiện địa hình hồ câu hay thời tiết mà là tâm lý con người. Theo kinh vàn lý do để nói khoác với bạn hay thồi phồng sự thật lên (ví dụ: cần thủ địa phương không thích bị cạnh tranh, người dân bản địa nghèo khó nên muốn bạn ở gần để phục vụ bạn và kiếm chác thêm chút đỉnh, vân vân và v.v…). Cần thủ phải phân tích những điều kiện đã được định sẵn ở hồ câu kết hợp với những điều kiện về thời tiết cộng với những thông tin của người dân vùng đó và ra quyết định chọn điểm câu phù hợp. Thường thì đến cuối buổi câu hay vài ngày sau (nếu bạn là người đi săn hàng) ta mới biết được sự lựa chọn đó có đúng hay không…
Không biết các bạn thế nào nhưng tôi thì thích những nơi có điều kiện khó khăn và ít hoặc chưa có người đặt chân tới, có vẻ đẹp tự nhiên một cách hoang sơ, cá thì gần như chưa biết hình thù cái lỡi câu là gì…nghiệm cá nhân tôi, họ có muôn
Chắc ai trong chúng ta cũng đã trải qua cảm giác mấy ngày đi câu xa mà không được giật một cú nào đàng hoàng và bạn cũng không biết tự giải thích cho mình là do chọn điểm câu dở, phân thích điều kiện thời tiết không đúng hay cách hành xử hoặc thói quen của cá ở con nước đó ta chưa đoán đúng…
Một thực tế ít được viết ra là con nước càng lớn, càng rộng thì khả năng con cá xa mồi càng lớn vì vậy xác định cá ở những con nước này càng quan trọng. Ở những hồ nhỏ ta thường có thể đi bộ quanh hồ một vòng để chọn một điểm câu thích hợp. Đến những hồ hay đập nước lớn khoảng 150ha thậm chí vài nghìn Ha, có lẽ cuộc đi dạo sẽ kéo dài tới vài ngày…
Yếu tố rất quan trọng ta phải để ý đến đó là gió, từ điều này ta có thể kết hợp với hướng ngồi (mặt trời mọc và lặn phía nào) rồi suy ra nước ở phía nào giàu ô-xi và thức ăn nhất. Người câu cá giỏi chỉ nhớ hết kinh nghiệm của người khác được viết trên mạng hay trên sách thôi chưa đủ mà phải luôn luôn tư duy và nhạy cảm, để ý đến những điều nhỏ nhất trong thiên nhiên khi thay đổi và từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình, của mình.